Sách “Cẩm Nang Pháp Luật Và Nghiệp Vụ Dành Cho Hội Thẩm Trong Xét Xử Các Vụ Án Dân Sự” do Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thanh Bình.
LỜI GIỚI THIỆU
Ngay từ Hiến pháp 1946 đã có quy định việc xét xử của Tòa án phải có Hội thẩm (khi đó gọi là phụ thẩm) tham gia. Tuy nhiên, việc tham gia của phụ thầm khi đó mới chỉ giới hạn trong việc xét xử các vụ án hình sự. Đến Hiến pháp 1959, với quy định “Việc xét xử ở các Toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của pháp luật...” thì Hội thẩm nhân dân mới tham gia xét xử các vụ án dân sự. Chế định này đã được các Hiến pháp tiếp theo (1980, 1992, 2013) kế thừa và phát huy. Thực tiễn giải quyết các vụ án hình sự cũng như dân sự hơn nửa thế kỷ qua đã ghi nhận sự đóng góp tích cực của đội ngũ Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của hệ thống Tòa án; góp phần không nhỏ vào việc bảo đảm cho công tác xét xử được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.
Để góp phần nâng cao trình độ pháp luật, kỹ năng của Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử các vụ án dân sự, với mong muốn cung cấp cho các Hội thẩm nhân dân, nhất là những Hội thẩm nhân dân mới tham gia xét xử các vụ án dân sự có một tài liệu tham khảo hữu ích trong hoạt động chuyên môn, Nhà xuất bản Tư pháp tái bản (có sửa đổi, bổ sung) cuốn “Cẩm nang pháp luật và nghiệp vụ dành cho Hội thẩm trong xét xử các vụ án dân sự” do Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thanh Bình - người đã có gần 40 năm công tác tại Tòa án nhân dân tối cao và hoạt động trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp cũng như tham gia giảng dạy tại Trường Đại học Luật Hà Nội, Học viện Tư pháp biện soạn. Cuốn sách phân tích những vấn đề pháp lý cơ bản về chế định Hội thẩm nhân dân, về dân sự, tố tụng dân sự và đặc biệt là giới thiệu các kỹ năng cần thiết cho Hội thẩm khi xét xử các vụ án dân sự.
Trân trọng giới thiệu!