HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • Ms. Hoa
    Bộ phận:  Ms. Hoa
  • Điện thoại:  0917797800

    FANPAGE CHÚNG TÔI

    TIN TỨC

    • Tin Tức

      Tin Tức

      Cập nhật những tin tức mới nhất về Sách luật , sách chuyên khảo mới phát hành của các nhà xuất bản cũng như...
    • Giải trí

      Giải trí

    Sách Biểu thuế xuất nhập khẩu 2023

    Sách Định mức xây dựng công trình

    Sách Tuyển tập quyết định giám đốc thẩm

    Các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về Hình sự - Tố tụng Hình sự - Dân sự - Tố tụng Dân sự - Hành chính từ năm 1986 đến năm 2023

    SÁCH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2020 VÀ CÁC CHÍNH SÁCH MỚI VỀ TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

    Sách Hướng Dẫn Thi Hành Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính, Pháp Lệnh Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Đối Với Hành Vi Cản Trở Hoạt Động Tố Tụng

    Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh Năm 2023 (đã được Quốc hội khóa XV, thông qua ngày 09 tháng 01 năm 2023

    Sổ Tay Kế Toán Trưởng Đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp

    Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước

     

     

    Sách Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự
    Sách Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự

    Sách Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự

    Tác giả: - NXB Tư Pháp -
    Nhà phát hành: Sách luật
    Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan là một trong những nguyên tắc trong tố tụng hình sự. Nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn, đảm bảo cho việc xác định trách nhiệm của nhà nước trong mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và công dân. Trong công cuộc đổi mới nhằm xây dựng nhà... Xem chi tiết
    Thông tin thanh toán

    Giá bìa: 136,000 vnđ
    Giá bán: 122,400 vnđ
    Tiết kiệm: 13,600 vnđ (10%)

    Có hàng
    Số lượng mua :

    Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại và phục hồi danh dự, quyền lợi của người bị oan là một trong những nguyên tắc trong tố tụng hình sự. Nguyên tắc này có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn, đảm bảo cho việc xác định trách nhiệm của nhà nước trong mối quan hệ qua lại giữa nhà nước và công dân.

    Trong công cuộc đổi mới nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, một nhà nước dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, Việt Nam rất coi trọng việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó có pháp luật bảo vệ quyền con người. Điều 14 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Ở nước Cộng Hoà xã hôi chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, tôn trọng, bảo vệ, đảm bảo theo Hiến pháp và pháp luật:. Điều 31 Hiến pháp năm 2013 còn ghi nhận quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật.

    Để bảo đảm trật tự kỷ cương xã hội, bảo vệ quyền con người, các quyền cơ bản của công dân đã được pháp luật ghi nhận, Nhà nước phải sử dụng quyền lực của mình để chống lại mọi hành vi vi phạm pháp luật, nhất là đối với các loại tội phạm, Nhà nước thông qua hoạt động tố tụng hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, nhưng cũng chính trong hoạt động tố tụng hình sự này mà quyền của cá nhân cũng dễ bị x. âm phạm. Thông qua hoạt đọng tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng phải giải quyết vụ án hình sự mà ở đó số phận pháp lý của một con người sẽ được định đoạt hoặc là tước bỏ ở họ một số quyền hoặc là bảo vệ quyền của họ.

    Hoạt động xét xử là hoạt động có tính đặc thù và chỉ do toà án thực hiện. Do đó, yêu cầu tối cao và cũng là cái mốc để đánh giá hiệu quả của công tác xét xử là phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và kịp thời; xét xử đùng người, đúng tội, đúng pháp luật; không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Đồng thời, với việc giải quyết vụ án hình sự, pháp luật Việt Nam cho phép toà án giải quyết cả vấn đề dân sự liên quan đến tội phạm.

    Để giúp bạn đọc tìm hiểu vấn đề bồi thương thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự, cũng như bồi thường thiệt hại do tội phạm gây ra, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn sách:

    Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự (tái bản lần 1 có sửa đổi, bổ sung)

    của TS. Nguyễn Văn Tuân sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về vấn đề bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự. Cuốn sách gồm hai phần:

    Phần I – Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại của người bị oan trong tố tụng hình sự:

    Trong phần này tác giả trình bày những vấn đề sau:

    - Những vấn đề lý luận về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự.

    - Nghiên cứu pháp luật của Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới về bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự.

    - Phân tích thực trạng oan, sai; nguyên nhân oan, sai và thực tiễn bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong tố tụng hình sự.

    - Từ việc nghiên cứu những vấn đề trên, tác giả đề xuất giải pháp nhằm hạn chế oan, sai và bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại của người bị oan trong tố tụng hình sự.

    Phần II – Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự:

    - Khái quát một số nội dung cơ bản về vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.

    - Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự.

    - Phân tích thực tiễn xét xử các vụ án hình sự có vấn đề dân sự, từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

    Cuốn sách là kết quả nghiên cứu, tìm hiểu và tích luỹ của tác giải về vấn đề bảo vệ quyền con người, quyền của người bị thiệt hại trong tố tụng hình sự, để từ đó có những kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam. 

    Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

    Thông tin chi tiết

    ■  Tác giả:
    ■  Nhà phát hành: Sách luật
    ■  Mã: TP68
    Nhận xét từ khách hàng

    Kết quả: 2.8/5 - (4 phiếu)

    Bình luận từ facebook
    Sách khác