Thi hành án dân sự là một trong những hoạt động quan trọng của Nhà nước trong việc bảo đảm các bản án, quyết định của Tòa án và quyết định của Trọng tài thương mại, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh được thi hành trên thực tế. Tờ trình số 120/TTr-CP ngày 08/5/2014 của Chính phủ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự khẳng định: “Đây là công đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng, bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được chấp hành nghiêm chỉnh, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, bảo về quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và Nhà nước, quân đó góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước". Để hiện thực hóa các quyền, nghĩa vụ đã ghi nhận trong bản án, quyết định của Tòa án cũng như quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền được thị hành theo thủ tục thi hành án dân sự thì bên cạnh việc thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án, trong nhiều trường hợp cần phải áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án dân sự. Tuy nhiên, cưỡng chế thi hành án dân sự trực tiếp tác động đến quyền về tài sản, nhân thân của người phải thi hành án và những người có liên quan, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Do vậy, các quy định về cưỡng chế thi hành án dân sự cần phải đáp ứng tiêu chí về bảo đảm hiệu quả của việc thi hành án, chống lại hành vi trốn tránh, cản trở, chống đối, trì hoãn việc thi hành án, đồng thời phải bảo đảm tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan.
Thực tiễn công tác cưỡng chế thi hành án dân sự cho thấy vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhiều vụ việc cường chế thi hành án dân sự khó khăn, phải huy động lực lượng lớn, với những chi phí rất tốn kém; kết quả cưỡng chế thi hành án dân sự trong nhiều vụ việc chưa bảo đảm quyền lợi của các đương sự; nhiều trường hợp người phải thi hành án chống đối. quyết liệt việc cưỡng chế, cố tình chảy ý, tẩu tán tài sản, thảm chỉ huỷ hoại tài sản đã kê biên nhằm cản trở cưỡng chế thi hành án dân sự. Trong khi đó, nhiều quy định của pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự còn mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp với thực tiễn thi hành án dân sự. Tình trạng lúng túng trong ấp. dụng pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự, vi phạm trong công tác thực hiện cưỡng chế thi hành án dân sự còn diễn ra ở nhiều nơi, nhiều chủ thể tiến hành cưỡng chế thi hành án dân sự, với nhiều hình thức vi phạm khác nhau, từ khâu xác minh điều kiện cưỡng chế thi hành án dân sự, bảo đảm quyền yêu cầu cưỡng chế thi hành án dân sự của dương sự, ra quyết định đến tổ chức việc cưỡng chế thi hành án dân sự, thanh toán tiền thu được từ cưỡng chế thi hành án dân sự.
Xuất phát từ thực tế trên. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự do TS. Nguyễn Văn Tiến và TS. Lê Vĩnh Châu chủ biên Cuốn sách tập trung phân tích các vấn đề lý luận, quy định pháp luật và thực tiễn cưỡng chế thi hành án dân sự, chỉ ra những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật về thi hành án dân sự, đồng thời để xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện nâng cao hiệu quả hoạt động cưỡng chế thi hành án dân sự trên thực tế. Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách pháp luật, xây dựng. pháp luật và đông đảo bạn đọc có nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về cưỡng chế thi hành án dân sự.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.