HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • Ms. Hoa
    Bộ phận:  Ms. Hoa
  • Điện thoại:  0917797800

    FANPAGE CHÚNG TÔI

    TIN TỨC

    • Tin Tức

      Tin Tức

      Cập nhật những tin tức mới nhất về Sách luật , sách chuyên khảo mới phát hành của các nhà xuất bản cũng như...
    • Giải trí

      Giải trí

    Sách Biểu thuế xuất nhập khẩu 2023

    Sách Định mức xây dựng công trình

    Sách Tuyển tập quyết định giám đốc thẩm

    Các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về Hình sự - Tố tụng Hình sự - Dân sự - Tố tụng Dân sự - Hành chính từ năm 1986 đến năm 2023

    SÁCH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2020 VÀ CÁC CHÍNH SÁCH MỚI VỀ TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

    Sách Hướng Dẫn Thi Hành Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính, Pháp Lệnh Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Đối Với Hành Vi Cản Trở Hoạt Động Tố Tụng

    Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh Năm 2023 (đã được Quốc hội khóa XV, thông qua ngày 09 tháng 01 năm 2023

    Sổ Tay Kế Toán Trưởng Đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp

    Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước

     

     

    Luật kinh doanh bảo hiểm (Được thông qua ngày 16/6/2022)
    Luật kinh doanh bảo hiểm (Được thông qua ngày 16/6/2022)

    Luật kinh doanh bảo hiểm (Được thông qua ngày 16/6/2022)

    Tác giả: - NXB Tư Pháp -
    Nhà phát hành: Sách luật
    Luật kinh doanh bảo hiểm (Được thông qua ngày 16/6/2022) Ngày 16/6/2022, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022. Luật này gồm 7 chương 157 Điều, quy định về quy định về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; quản lý nhà nước về hoạt động... Xem chi tiết
    Thông tin thanh toán

    Giá bìa: 36,000 vnđ
    Giá bán: 34,200 vnđ
    Tiết kiệm: 1,800 vnđ (10%)

    Có hàng
    Số lượng mua :

    Luật kinh doanh bảo hiểm (Được thông qua ngày 16/6/2022)

    Ngày 16/6/2022, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV đã thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2022.
    Luật này gồm 7 chương 157 Điều, quy định về quy định về tổ chức và hoạt động kinh doanh bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm; quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểM; Luật không áp dụng đối với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tiền gửi và các loại bảo hiểm khác do Nhà nước thực hiện không mang tính kinh doanh; có hiệu lực thi hành từ 01/01/2023.
    Theo đó, Luật quy định những hành vi bị nghiêm cấm như sau:
    1. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm khi không có giấy phép thành lập và hoạt động.
    2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm không đúng phạm vi được cấp phép.
    3. Hoạt động đại lý bảo hiểm, hoạt động dịch vụ phụ trợ bảo hiểm khi không đáp ứng điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật.
    4. Thực hiện các hành vi gian lận bao gồm:
    a) Thông đồng với người thụ hưởng để giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
    b) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
    c) Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
    d) Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm.
    5. Đe dọa, cưỡng ép giao kết hợp đồng bảo hiểm.
    Ngoài ra, Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 đã bổ sung thêm quy định Phòng, chống gian lận bảo hiểm (tại Điều 123) nhằm hạn chế các hành vi trục lợi bảo hiểm, cụ thể:
    1. Phòng, chống gian lận bảo hiểm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm là việc thực hiện các biện pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi gian lận trong quá trình giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhằm chiếm đoạt tiền, tài sản từ doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm.
    2. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phòng ngừa, phát hiện, giảm thiểu các hành vi gian lận bảo hiểm; tổ chức tuyên truyền về phòng, chống gian lận bảo hiểm.
    3. Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm chủ động tham gia vào công tác phòng, chống gian lận bảo hiểm; trường hợp phát hiện các hành vi gian lận bảo hiểm thì kịp thời thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và các cơ quan có thẩm quyền.
    4. Cơ quan, tổ chức có liên quan phối hợp với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm tổ chức công tác phòng, chống gian lận bảo hiểm."

     

     
     

    Thông tin chi tiết

    ■  Tác giả:
    ■  Nhà phát hành: Sách luật
    ■  Mã: TP03
    Nhận xét từ khách hàng

    Kết quả: 3.5/5 - (4 phiếu)

    Bình luận từ facebook
    Sách khác