HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • Ms. Hoa
    Bộ phận:  Ms. Hoa
  • Điện thoại:  0917797800

    FANPAGE CHÚNG TÔI

    TIN TỨC

    • Tin Tức

      Tin Tức

      Cập nhật những tin tức mới nhất về Sách luật , sách chuyên khảo mới phát hành của các nhà xuất bản cũng như...
    • Giải trí

      Giải trí

    Sách Biểu thuế xuất nhập khẩu 2023

    Sách Định mức xây dựng công trình

    Sách Tuyển tập quyết định giám đốc thẩm

    Các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về Hình sự - Tố tụng Hình sự - Dân sự - Tố tụng Dân sự - Hành chính từ năm 1986 đến năm 2023

    SÁCH BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2020 VÀ CÁC CHÍNH SÁCH MỚI VỀ TIỀN LƯƠNG, BẢO HIỂM XÃ HỘI, BẢO HIỂM Y TẾ, BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

    Sách Hướng Dẫn Thi Hành Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính, Pháp Lệnh Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính Đối Với Hành Vi Cản Trở Hoạt Động Tố Tụng

    Luật Khám Bệnh, Chữa Bệnh Năm 2023 (đã được Quốc hội khóa XV, thông qua ngày 09 tháng 01 năm 2023

    Sổ Tay Kế Toán Trưởng Đơn Vị Hành Chính Sự Nghiệp

    Hệ thống Mục lục Ngân sách nhà nước

     

     

    Giáo Trình Tư Pháp Quốc Tế
    Giáo Trình Tư Pháp Quốc Tế

    Giáo Trình Tư Pháp Quốc Tế

    Tác giả: - NXB Tư Pháp -
    Nhà phát hành: Sách luật
    Giới thiệu cuốn sách "Giáo trình Tư pháp quốc tế" Trường Đại học Luật Hà Nội do TS.Trần Minh Ngọc và TS. Trần Thị Phương Lan đồng chủ biên cùng với sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học luật Hà Nội. Sách Giáo trình tư pháp quốc tế Tư pháp quốc tế là môn khoa học pháp lý chuyên ngành được... Xem chi tiết
    Thông tin thanh toán

    Giá bìa: 124,000 vnđ
    Giá bán: 120,000 vnđ
    Tiết kiệm: 4,000 vnđ (20%)

    Có hàng
    Số lượng mua :

    Giới thiệu cuốn sách "Giáo trình Tư pháp quốc tế" Trường Đại học Luật Hà Nội do TS.Trần Minh Ngọc và TS. Trần Thị Phương Lan đồng chủ biên cùng với sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học luật Hà Nội.

    Giáo trình tư pháp quốc tế

    Sách Giáo trình tư pháp quốc tế

    Tư pháp quốc tế là môn khoa học pháp lý chuyên ngành được đưa vào giảng dạy dụng rãi trong các trường đại học đào tạo luật trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Nhằm phục vụ công tác giảng dạy và học tập môn Tư pháp quốc tế, ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, Trường Đại học Luật Hà Nội đã xuất bản và tái bản nhiều lần Giáo trình Tư pháp quốc tế. Các giáo trình Tư pháp quốc tế này đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc trên cả nước, góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về Tư pháp quốc tế của Việt Nam.

    Tuy nhiên, trong những năm gần đây, cùng với quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của nước ta, không ít các vấn đề lý luận về Tư pháp quốc tế đã được cập nhật, làm mới hơn so với trước đây. Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong nội dung chương trình và phương pháp đào tạo, năm 2019, Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức biên soạn mới cuốn Giáo trình Tư pháp quốc tế và lần này được tái bản có sửa đổi, bổ sung. Cuốn Giáo trình Tư pháp quốc tế đề cập những nội dung cơ bản của khoa học Tư pháp quốc tế nói chung, Tư pháp quốc tế Việt Nam nói riêng trong bối cảnh mới, hy vọng sẽ nhận được sự quan tâm quan tâm đông đảo của bạn đọc.

    Nội dung cuốn sách được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

    Chương 1: Tổng quan về tư pháp quốc tế

    1. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của tư pháp quốc tế

    2. Các nguyên tắc cơ bản của tư pháp quốc tế Việt Nam

    3. Nguồn của tư pháp quốc tế

    Chương 2: Xung đột pháp luật

    1. Khái quát về xung đột pháp luật

    2. Quy phạm xung đột

    3. Áp dụng pháp luật nước ngoài

    4. Những vấn đề về hiệu lực của quy phạm xung đột

    Chương 3: Chủ thể của tư pháp quốc tế

    1. Khái quát về chủ thể của tư pháp quốc tế

    2. Người nước ngoài

    3. Pháp nhân nước ngoài

    4. Quốc gia

    5. Tổ chức quốc tế liên chính phủ

    Chương 4: Tố tụng dân sự quốc tế

    1. Khái quát  về tố tụng dân sự quốc tế

    2. Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế

    3. Địa vị pháp lý của chủ thể nước ngoài trong tố tụng dân sự quốc tế

    4. Vấn đề tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp

    5. Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài

    Chương 5: Trọng tài quốc tế

    1. Khái niệm trọng tài quốc tế

    2. Các nguyên tắc cơ bản trong trọng tài quốc tế

    3. Luật áp dụng trong trọng tài quốc tế

    4. Công nhân và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài

    Chương 6: Quyền sở hữu tài sản trong tư pháp quốc tế

    1. Khái niệm

    2. Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu có yếu tố nước ngoài

    3. Xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro đối với tài sản mua bán

    4. Vấn đề quốc hữu hóa và quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế

    5. Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam

    Chương 7: Thừa kế trong tư pháp quốc tế

    1. Khái niệm thừa kế trong tư pháp quốc tế

    2. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật các nước và pháp luật Việt Nam

    3. Giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo các điều ước quốc tế

    4. Một số nội dung khác thuộc lĩnh vực thừa kế trong tư pháp quốc tế

    Chương 8: Quyền tác giả và quyền liên quan trong tư pháp quốc tế

    1. Khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan trong tư pháp quốc tế

    2. Nội dung chủ yếu của các điều ước quốc tế đa phương quan trọng về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

    3. Nội dung chủ yếu của các điều ước quốc tế song phương quan trọng của Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

    4. Các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tác giả, quyền liên quan có yếu tố nước ngoài

    Chương 9: Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng trong tư pháp quốc tế

    1. Quyền sở hữu công nghiệp trong tư pháp quốc tế

    2. Quyền đối với giống cây trồng

    3. Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

    Chương 10: Hợp đồng trong tư pháp quốc tế

    1. Hợp đồng trong tư pháp quốc tế và xung đột pháp luật về hợp đồng trong tư pháp quốc tế

    2. Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng theo pháp luật một số nước và theo một số điều ước quốc tế

    3. Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và theo điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia

    Chương 11: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế

    1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế

    2. Giải quyết xung đột pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế

    3. Giải quyết xung đột pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong tư pháp quốc tế ở một số lĩnh vực cụ thể

    Chương 12: Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế

    1. Khái quát về quan hệ hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế

    2. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài

    3. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài

    4. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chống có yếu tố nước ngoài

    5. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ giwuax cha mẹ và con có yếu tố nước ngoài

    6. Giải quyết xung đột pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

    Chương 13: Lao động trong tư pháp quốc tế

    1. Khái niệm và phân loại quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài

    2. Giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài

    3. Pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

     

    - Nhà xuất bản Tư Pháp

    - Tác giả: Trường đại học Luật Hà Nội

    - Năm xuất bản: 2022

    - Số trang: 592

    - Khổ sách: 22x15x3. cm

    Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

    Thông tin chi tiết

    ■  Tác giả:
    ■  Nhà phát hành: Sách luật
    ■  Mã: GT24
    Nhận xét từ khách hàng

    Kết quả: 3.9/5 - (7 phiếu)

    Bình luận từ facebook
    Sách khác